Emagazine

10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024

BNEWS/TTXVN 26/12/2024 13:56

Trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2024, do Ban biên tập tin Kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam bình chọn.

vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_5_tang_truong_gdp_dat_hon_7_7774186.jpg

1. Tăng trưởng GDP đạt hơn 7%

vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_5_tang_truong_gdp_dat_hon_7_7774186.jpg
Bốc dỡ hàng xuất nhập khẩu trên cảng quốc tế Gemalink, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_5_tang_truong_gdp_dat_hon_7_7774185.jpg
Thu hút vốn FDI đạt hơn 31 tỷ USD, thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút vốn FDI lớn nhất thế giới. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_5_tang_truong_gdp_dat_hon_7_7774184(1).jpg
Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép ở phường Tân Phước, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có năng lực xếp dỡ tàu mẹ đạt 2.200.000 TEU/năm. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
1920x1080-1.png
1920x1080-2.png

Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của siêu bão Yagi (bão số 3) và kinh tế thế giới nhiều bất ổn, kinh tế Việt Nam đã nỗ lực vượt khó, GDP dự báo tăng trưởng hơn 7%, vượt mục tiêu Quốc hội giao. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tiến sát kỷ lục 800 tỷ USD. Giá trị thương hiệu quốc gia đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32/193 quốc gia. Thu hút vốn FDI đạt hơn 31 tỷ USD, thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút vốn FDI lớn nhất thế giới. Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam tăng khoảng 40% so với năm 2023.

2. Xây dựng phương án cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất các bộ ngành kinh tế

vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_3_cuoc_cach_mang_ve_tinh_gon_to_chuc_bo_may_cua_he_thong_chinh_tri_7774220.jpg
Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_3_cuoc_cach_mang_ve_tinh_gon_to_chuc_bo_may_cua_he_thong_chinh_tri_7774217.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_3_cuoc_cach_mang_ve_tinh_gon_to_chuc_bo_may_cua_he_thong_chinh_tri_7774218.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW (Ban chấp hành Trung ương khóa XII) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, từ đầu tháng 12, các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội khẩn trương xây dựng phương án trình Trung ương trong quý I/2025. Theo đó, đối với lĩnh vực kinh tế, thực hiện hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính; hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng; hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kết thúc hoạt động với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đồng thời chuyển chức năng, nhiệm vụ về các bộ ngành, cơ quan liên quan; cơ cấu Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển

3. Thông qua chủ trương đầu tư, tái khởi động hai dự án quan trọng

vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_7_thong_qua_chu_truong_dau_tu_tai_khoi_dong_hai_du_an_quan_trong___7774143.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại biểu biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_7_thong_qua_chu_truong_dau_tu_tai_khoi_dong_hai_du_an_quan_trong___7774141.jpg
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_7_thong_qua_chu_truong_dau_tu_tai_khoi_dong_hai_du_an_quan_trong___7774139.jpg
Vùng lõi dự án xây dựng Nhà máy Điên hạt nhân Ninh Thuận 1 trước đây tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với tổng mức đầu tư 1.713.548 tỷ đồng và khởi động lại việc đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. Dự án Đường sắt tốc độ cao dự kiến sử dụng hình thức đầu tư công, đáp ứng nhu cầu gia tăng và góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách bền vững. Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận được kỳ vọng đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường.

4. Thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_9_thong_qua_luat_dat_dai_sua_doi_7774108.jpg
Dự án nhà ở Vinhomes Golden River bên sông Sài Gòn, gần trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_9_thong_qua_luat_dat_dai_sua_doi_7774111.jpg
Thành phố Hải Phòng đặt mục tiêu xây dựng 42.000 căn nhà ở xã hội. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_9_thong_qua_luat_dat_dai_sua_doi_7774110.jpg
Khu công nghiệp Sông Khoai (Quảng Yên) thu hút nhiều doanh nghiệp tới đầu tư, sản xuất, tạo việc làm cho lao động địa phương. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Sáng 18/1, tại Kỳ họp bất thường, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Cùng với Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực sớm hơn 5 tháng so với thời hạn đề ra, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật để thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững, nguồn lực đất đai được quản lý, sử dụng hiệu quả. Năm 2024, Quốc hội cũng đã thông qua nhiều dự thảo luật quan trọng nhằm tháo gỡ các "nút thắt" về thể chế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

5. Siêu bão Yagi gây thiệt hại nặng nề

vna_potal__10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_6_sieu_bao_yagi_lam_345_nguoi_chet_mat_tich_7774166.jpg
Mưa lớn do ảnh hưởng bão số 3 khiến nước sông Hồng lên cao, nhấn chìm các khu vực nằm ven sông ở thành phố Yên Bái. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
vna_potal__10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_6_sieu_bao_yagi_lam_345_nguoi_chet_mat_tich_7774149.jpg
Bão số 3 đổ bộ làm khoảng 7.500 tấn chuối sắp đến kỳ thu hoạch của xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình bị ảnh hưởng. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN
vna_potal__10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_6_sieu_bao_yagi_lam_345_nguoi_chet_mat_tich_7774165.jpeg
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325 dọn dẹp sình lầy khắc phục hậu quả bão số 3 tại thôn Khả Lã, xã Tân Lập, Lục Ngạn (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam - TTXVN

Siêu bão Yagi có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua ở Biển Đông và 70 năm qua trên đất liền nước ta đã gây hậu quả nặng nề, làm 323 người chết, 22 người mất tích, 1.978 người bị thương, thiệt hại vật chất hơn 81.700 tỷ đồng. Thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai bị lũ quét san phẳng. Cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt ứng phó, khắc phục hậu quả siêu bão, ổn định cuộc sống cho người dân, khôi phục sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc đánh giá, rút ra các bài học kinh nghiệm quan trọng từ công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả cơn bão lớn như bão số 3, Chính phủ, các bộ ngành cũng đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ, ngập lụt, sạt lở… trong thời gian tới.

6. Hoàn thành thần tốc công trình 500kV mạch 3

vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_8_hoan_thanh_than_toc_cong_trinh_500kv_mach_3__7774126.jpg
Tuyến đường dây 500kV đoạn Nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 - Thanh Hóa qua địa phận huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) hoàn thành ngày 30/6/2024. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN
vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_8_hoan_thanh_than_toc_cong_trinh_500kv_mach_3__7774125.jpg
Hệ thống cột điện thuộc đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_8_hoan_thanh_than_toc_cong_trinh_500kv_mach_3__083503197_7774122.jpg
Nhà thầu Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 4 (PCC4) thi công kéo dây tại vị trí cột 276 vượt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tuyến đường dây Nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 - Phố Nối trên địa bàn huyện Bình Giang (Hải Dương). Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Ngày 29/8, công trình đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) được khánh thành sau hơn 6 tháng triển khai, xác lập kỷ lục về thủ tục đầu tư và thời gian thi công ngắn nhất. Công trình do các kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên nhiều khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, khắc phục tình trạng thiếu điện cục bộ tại miền Bắc, ghi dấu ấn tinh thần dân tộc, sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, là bài học quý cho triển khai công trình trọng điểm quốc gia.

7. Thực hiện các giải pháp đặc biệt bình ổn thị trường vàng

vna_potal_ha_noi_nguoi_dan_van_xep_hang_mua_vang_tu_sang_som_7426000.jpg
Rất nhiều người dân đã tập trung chờ đến giờ giao dịch tại điểm bán vàng miếng SJC dành cho khách hàng cá nhân - chi nhánh Ngân hàng BIDV trên phố Đoàn Trần Nghiệp (ảnh chụp lúc 7 giờ 17 phút ngày 12/6/2024). Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
vna_potal_ha_noi_nguoi_dan_van_xep_hang_mua_vang_tu_sang_som_7426010.jpg
Rất đông người dân đã tập trung xếp hàng tại điểm giao dịch vàng tại Sở giao dịch của Agribank trên phố Láng Hạ (ảnh chụp lúc 6 giờ 40 phút ngày 12/6/2024). Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
vna_potal_gia_vang_ha_nhiet_nhung_van_o_muc_cao_7372220.jpg
Mua bán vàng tại Công ty vàng Bảo Tín Mạnh Hải. Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thị trường vàng, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng miếng SJC trong nước và thế giới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện các giải pháp đặc biệt để bình ổn thị trường vàng. Ngày 22/4, NHNN tái khởi động đấu thầu vàng miếng SJC sau 11 năm dừng hoạt động đấu thầu. Sau 9 phiên đấu thầu giúp tăng nguồn cung cho thị trường, NHNN tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thay thế, chuyển sang phương án bán vàng SJC trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn – SJC. Bên cạnh đó, NHNN phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tăng cường triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động này.

8. Chấn chỉnh tình trạng bất thường trong đấu giá quyền sử dụng đất

vna_potal_dau_gia_dat_tai_huyen_me_linh_ha_noi_gia_trung_cao_nhat_hon_855_trieu_dongm2_7755645.jpg
Đấu giá đất tại huyện Mê Linh (Hà Nội) có giá trúng cao nhất 85,515 triệu đồng/m2; giá trúng thấp nhất là 46,515 triệu đồng/m2. Ảnh: Minh Nghĩa - TTXVN
vna_potal_dau_gia_dat_tai_huyen_me_linh_ha_noi_gia_trung_cao_nhat_hon_855_trieu_dongm2_7755644.jpg
Ngày 13/12/2024, UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 11 thửa đất tại xã Tráng Việt. Trong đó, có 4 thửa đất tại khu Ao Đấu, thôn Tráng Việt và 7 thửa đất thôn Đông Cao. Các thửa đất có diện tích 92 - 1,111 m2/thửa với giá khởi điểm là 1,5 triệu đồng/m2. Ảnh: Minh Nghĩa - TTXVN
vna_potal_dung_dau_gia_36_lo_dat_tra_gia_cao_bat_thuong_tai_huyen_soc_son_ha_noi_7731566.jpg
Đấu giá đất tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) có giá trúng thấp nhất 32,4 triệu đồng/1m2; cao nhất 50,4 triệu đồng/1m2./. Ảnh: Minh Nghĩa - TTXVN

Năm 2024 xuất hiện những điểm nóng bất thường trong đấu giá quyền sử dụng đất. Điển hình là đầu tháng 8, liên tiếp các phiên đấu giá đất tại các huyện ven Hà Nội thu hút hàng nghìn hồ sơ đăng ký với giá trúng cao nhất hơn trăm triệu đồng một m2. Thậm chí, có phiên giá trúng cao hơn 18 lần giá khởi điểm, vượt giá trị thực so với các lô đất cùng khu vực. Những diễn biến này có dấu hiệu thổi giá, cấu kết thao túng giá để trục lợi, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các chỉ đạo địa phương, bộ ngành và cơ quan chức năng chấn chỉnh việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật, ngăn chặn hành vi đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.

9. Khai trương mạng 5G, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_10_khai_truong_mang_5g_thuc_day_chuyen_doi_so_quoc_gia_7774107.jpg
VinaPhone 5G tiên phong siêu tốc độ, sử dụng các thiết bị, công nghệ hiện đạt nhất và mang lại tốc độ internet 5G nhanh nhất Việt Nam dựa trên băng tần ưu việt 3.700 - 3.800 Mhz. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_10_khai_truong_mang_5g_thuc_day_chuyen_doi_so_quoc_gia_7774106.jpeg
Sau khi được cấp phép chính thức, Tập đoàn VNPT triển khai lắp đặt hạ tầng và trạm thu phát sóng VinaPhone 5G trên toàn quốc. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
vna_potal_10_su_kien_noi_bat_cua_viet_nam_nam_2024_do_ttxvn_binh_chon-su_kien_10_khai_truong_mang_5g_thuc_day_chuyen_doi_so_quoc_gia_7774103.jpeg
Sau khi được cấp phép chính thức, Tập đoàn VNPT triển khai lắp đặt hạ tầng và trạm thu phát sóng VinaPhone 5G trên toàn quốc. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Ngày 15/10, Viettel khai trương mạng 5G, đánh dấu sự có mặt chính thức của dịch vụ này tại Việt Nam. Là một trong những trụ cột của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hạ tầng số, trong đó có mạng 5G, tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế-xã hội thông qua thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng năng suất trên nhiều lĩnh vực.

Năm 2024, Việt Nam đã triển khai thành công 49/76 dịch vụ công thiết yếu trên Cổng dịch vụ công quốc gia, kích hoạt trên 57,9 triệu tài khoản VNeID và tạo lập 32,1 triệu sổ sức khỏe điện tử cho người dân.

10. VNDirect và PVOIL bị tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền

Ngày 25/3, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền (ransomware). Tiếp theo đó, ngày 2/4, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) bị tấn công theo cách tương tự. Các vụ tấn công này khiến hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp bị ngừng trệ, gây thiệt hại lớn. Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cuộc tấn công ransomware nhắm vào nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, năng lượng, viễn thông… Đây là hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao nhận thức về an toàn thông tin và có giải pháp bảo vệ hệ thống trước các mối đe dọa an ninh mạng.

(0) Bình luận
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO